Nền ẩm thực Việt Nam mang những nét văn hóa riêng biệt của ba miền. Mỗi miền đều có những món ăn riêng, những đặc sản mang đậm nét địa phương, do đó tạo nên sự phong phú và đa dạng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Miền Bắc – vị đậm đà mà bình dị
Là vùng đất có nền lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, trải qua nhiều triều đại phong kiến, nhắc tới nền ẩm thực miền Bắc, người ta thường nghĩ tới các món ăn với hương vị thanh đạm, nhẹ nhàng như: Phở Hà Nội, Bún chả Hà Nội, bún thang, nem, thịt đông,…
Miền Trung – vị cay, đơn giản mà tinh tế
Miên Trung là vùng đất nắng gió, không được thiên nhiên ưu ái nhưng văn hóa ẩm thực miền Trung lại rất tuyệt diệu. Ẩm thực nơi đây tương đối cầu kì, chú trọng từ hình thức, cách trình bày cho đến tên gọi món ăn, đơn cử như Huế – nơi được xem là cái nôi của ẩm thực miền Trung. Điểm chung của các món ăn miền Trung là vị cay và hơi mặn hơn so với miền Bắc và miền Nam. Các món đặc trưng của người miền Trung có thể kể đến như Cao lầu, cơm hến, bún bò Huế, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh xèo, bánh đập, chả ram,…
Miền Nam – vị ngọt mang phong cách đa dạng
Không cầu kì như ẩm thực Cung Đình, ẩm thực miền Nam mang nét giản dị, dân dã mà vô cùng đa dạng. Các món ăn miền Nam chịu ảnh hưởng từ ẩm thực Trung Quốc, Thái Lan,… thường được nêm đường hoặc mang vị ngọt của các loại rau củ và vị béo do sử dụng nước dừa. Chỉ cần những nguyên liệu đơn sơ, bình dị là có thể tạo nên một phong thái riêng cho các món ăn của vùng đất này. Gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang, bánh ít, bánh bò, chè chuối,… là các món ăn nổi tiếng nhất trong nét ẩm thực miền Nam.
Chỉ cần tới Madame Lân, bạn sẽ được trải nghiệm nền ẩm thực Việt vô cùng đa dạng, phong phú từ Bắc tới Nam.